Phục Hồi Dữ Liệu Sau Khi Cài Windows

Phục Hồi Dữ Liệu Sau Khi Cài Windows

Trong bài Phục Hồi Dữ Liệu Sau Khi Cài Windows này mình sẽ hướng dẫn cho các bạn cách phục hồi lại những chương trình, tập tin và ứng dụng sau khi cài win từ Windows.old

phu hoi du lieu sau khi cai windows

Thư mục Windows.old chứa tất cả những dữ liệu trước đây bao gồm: Windows, Program Files, Program Files (x86 - đối với win 64bit), và ProgramData.

Sau đây mình sẽ hướng dẫn hai cách để lấy lại những tập tin hay ứng dụng cũ cùng với những ưu và khuyết điểm của từng cách.




Cách 1: Chuyển dữ liệu cũ từ Windows.old

Ưu điểm: nếu cách này hoạt động, thì giống như lúc bạn chưa cài win lại vậy.

Khuyết điểm: cách này ít thành công, và bạn có nguy cơ phải cài lại win thêm một lần nữa.

Để có thể sử dụng cách này thì bạn cần một thiết bị boot hoặc một hệ điều hành (OS) có thể đọc viết phân vùng NTFS

1. Khởi động từ một boot CD (như là đĩa cài Win 7 chẳng hạn)

2. Vào phần command prompt (ví dụ đĩa cài Win 7 thì chọn repair your computer...)

3. Backup thư mục Windows.old bằng cách sao chép và đổi tên thành Windows.Really.Old chẳng hạn), và gõ dòng lệnh sau

ROBOCOPY %folder% C:\Windows.Really.Old\%folder% /MOV /XJ /S /R:0 /W:0

Sau đây là danh sách thư mục mà bạn muốn phục hồi (thay %folder% ở dòng lệnh trên thành tên những thư mục phí dưới):

  • Users
  • Program Files
  • Program Files (x86) - (nếu có)
  • Windows
  • ProgramData

Các bạn cũng nhớ thêm dấu ngoặc kép (") nếu thư mục có khoảng trắng (ví dụ: ROBOCOPY "C:\Program Files (x86)" "C:\Windows.Really.Old\Program Files (x86)" /MOV /XJ /S /R:0 /W:0).

4. Sau khi bạn di chuyển tất cả những thư mục rồi thì các bạn sao lưu Boot Configuration Data (BCD) bằng cách gõ

COPY C:\Boot\BCD C:\Boot\BCD.old

5. Bây giờ các bạn thoát ra bằng cách gõ exit và bấm nút enter. Sau đó chọn Startup Repair




Cách 2: Cài lại mới

Ưu điểm: phiên bản windows mới, drivers và dữ liệu có sẵn

Nhượt điểm: cần phải cài lại tất cả những ứng dụng và cấu hình

Đây là cách mà mình cảm thấy thích hợp nhất bởi vì sau khi cài lại win mới thì tất những vẫn vấn đề gặp trước đó đều đã được loại bỏ. Nếu phiên bản windows trước của các bạn không gặp phải vấn đề gì thì nên sử dụng cách trên.

1. Khởi động vào windows sau khi cài

2. Đảm bảo rằng các bạn sử dụng tài khoản giống với windows cũ

3. Để đưa dữ liệu lại, các bạn chỉ cần sử dụng kéo thả là được. Các bạn mở hai thư mục sẵn: C:\Windows.old\Users\username và C:\Users\username để song song với nhau.

4. Kéo những thư mục sau từ cái cũ sang mới

  • Documents
  • Desktop
  • Contacts
  • Favourites
  • Music
  • Pictures
  • Videos
  • Downloads
  • Virtual Machines (nếu có)
  • Dropbox (nếu có)

5. Để cài đặt lại driver cũ thì các bạn chạy run gõ devmgmt.msc. Các bạn kiếm phần có biểu tượng chấm thang màu vàng. Sau đó nhấn chuột phải chọn Update driver. Các bạn dẫn đến đường dẫn C:\Windows.old\Windows\System32 là được. Đảm bảo rằng các bạn đã check phần Include subfolders. Chọn Next là các bạn có thể cập nhật lại driver cho thiết bị của mình.

Chúc các bạn thành công.

(Dịch từ từ Superuser)